alt

Thông tin liên quan về bệnh huyết áp cao

  Thứ Fri, 22/09/2023

Huyết áp cao là căn bệnh đang ngày càng phổ biến ở những người trẻ do tính chất công việc, lối sống thiếu lành mạnh, hay chủ quan với sức khỏe của bản thân. Do đó, bài viết dưới đây PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG HOÀNG sẽ giúp bạn đọc nắm được những thông tin liên quan về bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Như thế nào là tăng huyết áp

Huyết áp cao (bệnh tăng huyết áp) là căn bệnh mạn tính, bệnh do máu tác động một lực lớn lên thành mạch. Tăng huyết áp gây áp lực cho tim và đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng tim nghiêm trọng như: suy tim, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim,… 

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi), và huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghĩ giữa 2 lần đập liên tiếp của tim). Ở người bình thường huyết áp tâm thu thấp hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Những bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh khi các chỉ số huyết áp tâm thu là lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg kéo dài trong vài tuần; hoặc một trong hai chỉ số đó lớn hơn mức quy định trong vài tuần. Dưới đây là bốn dạng bệnh tăng huyết áp:

  • Cao huyết áp vô căn (nguyên phát): Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp mắc bệnh. Bệnh có thể do di truyền hoặc yếu tố môi trường. 
  • Cao huyết áp thứ phát: Đây là dạng bệnh thường xuất hiện kèm theo các bệnh lý nền như: hẹp eo động mạch chủ, thận, van tim và một số nội tiết tố, do thuốc.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Ở dạng này chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao còn huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai: Cảnh báo một số nguy cơ về bệnh tim mạch trong quá trình mang thai. Nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Đa số các trường hợp bệnh đều không có nguyên nhân rõ ràng. Bên cạnh những nguyên nhân kể trên thì có một số nguyên nhân do lối sống thói quen sinh hoạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Ăn mặn: Lối sống có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành huyết áp, khi phân tích những người có chung điều kiện và lối sống như nhau thì người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Sự liên quan giữa lượng muối và tần suất bệnh tỷ lệ thuận với nhau, lượng muối ăn vào hàng ngày làm gia tăng thể tích tuần hoàn, làm tăng cung lượng tim do đó dẫn đến huyết áp cao.
  • Béo phì: Tăng cân làm tăng tần suất mắc bệnh. Theo nghiên cứu mới đây trên 80.000 phụ nữ cho thấy tăng cân trên 5 kg có nguyên cơ gia tăng mắc bệnh huyết áp cao chiếm tỷ lệ 60% so với những người tăng cân không quá 2 kg. Người tăng trung bình trên 10 kg có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 2,2 lần. Theo kanel và cộng sự, tăng mỗi 4,5 kg sẽ làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 4 - 5 mmHg. 
  • Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và cả tai biến mạch máu não. 
  • Stress: các yếu tố tâm lý, stress đã được chứng minh có tác động gây tăng huyết áp thông qua cơ chế kích thích thần kinh phó giao cảm. 
  • Một số thuốc và thảo dược cũng làm ảnh hưởng đến huyết áp như: cam thảo, corticoid, thuốc ngừa thai, các thuốc nhỏ mũi, amphetamines,….
  • Bệnh đường tiết niệu: Cơ chế chưa rõ nhưng hầu hết các bệnh nhân bị bệnh thận có tỷ lệ tăng huyết áp cao.

3. Dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp

Hầu hết những người mắc bệnh dường như không có dấu hiệu hay triệu chứng, ngay cả khi huyết áp cao đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Một số ít người thì có thể bị đau đầu, khó thở, chảy máu mũi. Tuy nhiên các dấu hiệu và triệu chứng đều không đặc hiệu và thường không gặp cho đến khi huyết áp cao đến mức nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Các số đo huyết áp được chia làm các mức:

  • Huyết áp bình thường: Dưới 120 - 80 mmHg.
  • Tiền huyết áp cao: Huyết áp tâm thu 120 - 139 mmHg hay huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg. Dạng bệnh này sẽ xấu dần theo thời gian nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 140 - 159 mmHg hay huyết áp tâm trương 90 - 99 mmHg.
  • Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao trên 160 mmHg hay huyết áp tâm trương cao hơn 100 mmHg. 
  • Tăng huyết áp giai đoạn 3: Từ 180/110mmHg trở lên.

4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp có thể gây tử vong và để lại di chứng nặng nề đến các cơ quan.

Biến chứng tại tim

  • Phì đại thất trái: chẩn đoán phì đại thất trái có thể chẩn đoán trên nhiều xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim. Đây là tổn thương thường gặp khi mắc bệnh, phì đại thất trái làm tăng tần suất nhồi máu cơ tim lên gấp 3 lần, suy tim gấp 4 lần, đột quỵ gấp 6 lần so với bệnh tăng huyết áp không phì đại thất trái.
  • Suy tim: Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai gây ra chứng suy tim sau bệnh mạch vành. Lúc đầu là suy tim tâm trương sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tâm thu. 
  • Bệnh mạch vành: Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim.

Thần kinh 

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra đột quỵ: Nhồi máu não, xuất huyết não. Cơ thể gặp chứng thiếu máu não do tăng huyết áp.

Biến chứng về mắt

Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến thị lực được chia làm bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bệnh nhân bị tăng huyết áp kéo dài, chưa có triệu chứng, tim và thận chưa bị ảnh hưởng. Các động mạch co nhỏ ngoằn ngoèo.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này các tĩnh mạch và động mạch bắt chéo với nhau.
  • Giai đoạn 3: Hiện tượng bắt chéo của động mạch và tĩnh mạch vẫn xảy ra, tuy nhiên ở giai đoạn này còn xuất hiện tình trạng phù nề, xuất huyết võng mạc.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn này giống với giai đoạn 3 tuy nhiên còn xuất hiện thêm biến chứng phù gai thị.

5. Điều trị bệnh

Tùy vào tình trạng cao huyết áp của bệnh nhân và các bệnh liên quan thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp gồm một số thuốc như: thuốc thiazide, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế men chuyển, ARB,… 

Ngoài việc phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh thì thay đổi thói quen và lối sống thiếu lành mạnh cũng phần nào đã giúp rất nhiều người đã kiểm soát hiệu quả căn bệnh này.  

  • Bệnh nhân mắc bệnh không nên ăn thực phẩm quá mặn, tối đa mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 5g muối, cần giữ chế giữ chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin, thay thế mỡ động vật thành dầu thực vật. Nói không với rượu bia, hút thuốc lá hay thậm chí là cà phê.
  • Tạo thói quen tập thể dục mỗi ngày, mỗi lần tập ít nhất là 30 phút nên tập vừa sức. Ngoài ra, việc luyện tập thể dục cũng phần nào giúp cho người bệnh tránh tình trạng béo phì thừa cân. Phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya. 

Điều trị bệnh huyết áp cao là một công việc trường kỳ và lâu dài buộc người bệnh phải kiên trì thay đổi thói quen của chính mình. Nhưng dù khi huyết áp đã về mức bình thường bạn cũng không nên ngừng dùng thuốc hay bỏ đi những thói quen tốt vì căn bệnh này có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hãy đến thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ khi huyết áp của bạn có dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị nhé!

- - - - -

                  *=*=*=*=*=*=*=*=*

----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----

Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung Số 18, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung 0837 38 26 28 - 0846 36 38 38

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung phongkhamdakhoahonghoang.com

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

Những điều cần biết về nội soi cổ tử cung Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần

 

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?