alt

TẬP ĐI VỚI DỤNG CỤ HỖ TRỢ: NẠNG, GẬY, KHUNG TẬP ĐI

  Thứ Fri, 02/02/2024

Khi bị chấn thương ở chân, sau phẫu thuật hoặc đột quỵ, bệnh nhân sẽ cần có sự hỗ trợ từ các dụng cụ để thuận tiện trong việc di chuyển như nạng, gậy hoặc khung tập đi. Sử dụng các dụng cụ này sẽ giúp giữ được thăng bằng và đi lại 1 cách an toàn.

1. Tập đi với nạng

Sử dụng nạng khi bị một chấn thương hoặc sau phẫu thuật ở vùng chân khiến chân còn yếu, chưa cho phép người bệnh đi đứng, chịu sức nặng của cơ thể xuống bàn chân.

Tư thế đúng:

  • Khi đứng thẳng, phần trên cùng của nạng cách hõm nách khoảng từ 3 tới 4 cm.
  • Tay nắm của nạng phải ở ngang mức phía trên khớp háng sao cho khi cầm nạng, khuỷu tay gấp được nhẹ.
  • Để tránh làm tổn thương cho các dây thần kinh, mạch máu vùng nách, bệnh nhân cần dùng tay để nâng đỡ trọng lượng cơ thể chứ không tì nạng vào nách quá nhiều và lâu.

Khi đi:

  • Nghiêng người dồn về phía trước một chút, đặt hai nạng lên phía trước.
  • Từ từ bước chân đau lên phía trước nhưng sẽ dồn trọng lượng vào nạng cùng phía của chân đau tại chỗ tay nắm. Di chuyển thân mình về phía trước giữa hai nạng. Sau đó, bước chân lành ra trước.
  • Khi chân lành tiếp đất, đưa hai nạng về phía trước và tiếp tục đi.

Khi ngồi:

Khi muốn ngồi xuống, đứng quay lưng về phía ghế ngồi, đảm bảo ghế ngồi chắc chắn và không bị trượt. Đưa chân đau của bạn duỗi ra trước, một tay giữ hai nạng, 1 tay vịn vào ghế và kiểm tra độ chắc chắn của ghế, từ từ ngồi xuống ghế. Dựa hai nạng vào tường, quay đầu trên của nạng xuống phía dưới mặt sàn để nạng không bị đổ.

Khi muốn đứng lên:

  • Quay nạng từ phía dưới lên mặt trên, nhích người ra phía trước.
  • Dùng tay cùng phía với chân lành làm điểm tựa, dồn trọng lượng cơ thể lên phía chân lành để đẩy cơ thể dậy. Chuyển 1 nạng sang phía chân bị đau để giữ thăng bằng cơ thể thông qua tay nắm 2 nạng.

Lên xuống cầu thang bằng nạng:

  • 1 tay kẹp 2 nạng vào nách, 1 tay giữ lan can cầu thang.
  • Khi đi, dồn trọng lực vào tay giữ lan can, lấy chân lành để bước, chân đau nâng lên cao và đưa về phía sau.
  • Khi đi xuống cầu thang, tay vịn vào cầu thang, chân đau sẽ nâng lên đưa về phía trước, chân lành vẫn tiếp tục dùng để dồn trọng lượng, cân bằng cơ thể cùng với tay bám.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn nhất khi đi lại cầu thang, nên có sự giúp đỡ của người thân.

2. Dùng gậy tập đi

Gậy là dụng cụ trợ giúp di chuyển cần thiết cho người gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, đi lại như: Mất thăng bằng ở người cao tuổi, đi đứng không vững.

Có thể sử dụng gậy 01 chân đế và gậy có nhiều chân đế. Đối với chiều dài của gậy tập đi, khi bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng, đầu trên của gậy cao ngang nếp gấp cổ tay. Khuỷu tay gấp nhẹ khi cầm vào đầu trên của gậy. Tay cầm gậy là tay đối diện với bên chân cần hỗ trợ.

Tập lúc đi:

  • Cầm gậy bên phía chân lành.
  • Người bệnh cầm gậy ở tay khác bên chân yếu. Đầu tiên đưa gậy về phía trước khoảng 5 10 cm, từ từ bước chân yếu lên ngang hoặc bằng gậy.
  • Chân mạnh bước lên bằng gậy.
  • Cầm gậy cùng bên chân yếu.
  • Người bệnh cầm gậy ở cùng bên với chân yếu. Di chuyển gậy cùng lúc với chân yếu.

Cách lên xuống cầu thang bằng gậy:

Đi lên cầu thang: Đặt chân lành lên bậc thang tiếp theo, dồn toàn bộ trọng lượng thân thể lên chân đó để đưa cơ thể lên. Tiếp theo đưa gậy và chân yếu cùng di chuyển lên bậc thang đó.

Xuống cầu thang: Đặt gậy và chân yếu xuống trước, sau đó mới bước chân lành xuống. Chân yếu luôn cần có gậy và tay vịn vào cầu thang để trợ giúp.

3. Sử dụng khung tập đi

Khung tập đi có 4 chân vì vậy sẽ an toàn hơn tập đi với nạng hoặc gậy. Sự trợ giúp từ tay và khung tập sẽ nâng đỡ trọng lượng cơ thể khi bước đi. Đoạn tay cầm của khung tập đi thường cao ngang phần hông cơ thể khi đứng thẳng.

Tập lúc đi:

  • Đặt khung tập đi lên phía trước, cách một bước đi, đảm bảo 4 chân của khung đều được tiếp đất.
  • Dùng hai tay nắm lấy khung tay cầm, lấy khung làm điểm tựa, từ từ bước chân để di chuyển.
  • Khi bắt đầu bước, đầu tiên để gót chân chạm đất trước, sau đó là cả bàn chân và cuối cùng là các ngón chân, từ từ nâng đầu ngón chân lên. Đi từng bước nhỏ, chậm rãi.

Khi ngồi:

Đầu tiên dịch chuyển người ra sau, khi chân chạm được vào ghế thì từ từ ngồi xuống.

Khi đứng lên:

2 tay cầm lấy khung tay cầm, dùng chân lành và lực của đôi tay đẩy người lên.

Lên xuống cầu thang:

Không sử dụng được khung tập đi để đi cầu thang bộ hoặc cầu thang cuốn bởi kích thước lớn.

Nạng, gậy và khung tập đi là những dụng cụ giúp người bệnh giữ được thăng bằng và đi lại một cách an toàn sau khi bị chấn thương ở chân, phẫu thuật hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, khi tập đi với các dụng cụ hỗ trợ này, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn.

Điều trị Phục hồi chức năng – Vật lý trị liệu tại Hồng Hoàng được hưởng BHYT và được các bác sĩ cũng như KTV hướng dẫn hỗ trợ tận tình, chăm sóc chu đáo, đảm bảo sẽ làm hài lòng bệnh nhân nhất có thể.

------------

                 *=*=*=*=*=*=*=*=*

----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----

Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM Số 18, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM 0837 38 26 28 - 0846 36 38 38

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM phongkhamdakhoahonghoang.com

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DÂY CHẰNG CHÉO VÀ MỔ SỤN CHÊM Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?