alt

Chụp xquang kỹ thuật số và những điều cần biết

  Thứ Fri, 16/08/2024

Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ qua. Nó tạo ra hình ảnh rõ nét về hệ cơ xương và một số mô trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch, hô hấp.

Nguyên lý chụp Xquang kỹ thuật số

                 

Máy X-quang sử dụng loại bức xạ ánh sáng hoặc sóng vô tuyến. Một ống đặc biệt bên trong máy sẽ phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, được các mô trong cơ thể hấp thụ ở những mức độ khác nhau. Các mô dày đặc như xương sẽ chặn hầu hết tia bức xạ, trong khi các mô mềm như mỡ hoặc cơ, chặn ít hơn.

Sau khi đi qua cơ thể, chùm tia X chiếu vào một tấm phim hoặc máy dò đặc biệt. Các mô chặn lượng bức xạ cao, chẳng hạn như xương, hiển thị dưới dạng vùng trắng trên nền đen. Các mô mềm ngăn chặn ít bức xạ hơn được hiển thị với màu xám. Những khối u thường dày đặc hơn các mô xung quanh, vì vậy chúng có màu xám nhạt hơn. Các cơ quan chủ yếu là không khí (chẳng hạn như phổi) thường có màu đen.

Ưu điểm của kỹ thuật chụp x quang: Thời gian chụp ngắn, cho kết quả nhanh, phát hiện được nhiều bệnh lý.

Chụp X-quang để: Chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý: loãng xương, viêm khớp, viêm phổi…

Trường hợp được chỉ định chụp X-quang:

- Bệnh lý tim mạch

- Bệnh về đường hô hấp

- Bệnh lý xương khớp: gãy xương, loãng xương, viêm khớp, ung thư xương…

- Bệnh về răng: sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch…

- Nuốt hoặc hóc dị vật

Phương pháp chụp X-quang không chỉ định trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ mang thai, đặc biệt là ba tháng đầu

- Người đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý

- Người đang bị tràn khí màng phổi hoặc chảy máu

Chống chỉ định chụp X-quang cản quang cho những bệnh nhân:

- Đái tháo đường giai đoạn mất bù

- Suy gan và thận nghiêm trọng

- Người mẫn cảm với các chất chứa iốt

- Người bị bệnh lý tuyến giáp

- Phụ nữ đang cho con bú

Chụp X-quang được áp dụng khảo sát những bộ phận nào?

Kỹ thuật X-quang được sử dụng để kiểm tra nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như:

1. Xương và răng

- Gãy xương và nhiễm trùng: Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng gãy xương và nhiễm trùng ở xương/răng sẽ hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.

- Viêm khớp: Chụp X-quang là phương pháp dễ dàng nhất giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp, cũng như xác định mức độ khớp bị thương tổn.

- Sâu răng: Nha sĩ sử dụng máy X-quang để kiểm tra lỗ sâu trên răng hoặc các vấn đề về răng khác.

- Loãng xương: Các phương pháp chụp X-quang đặc biệt có thể đo mật độ xương.

- Ung thư xương: Chụp X-quang sẽ cho ra hình ảnh khối u xương.

- X quang bàn chân: xác định tình trạng tổn thương xương, khớp cũng như các mô xung quanh khu vực này

2. Ngực

- Viêm phổi và các bệnh lý đường hô hấp khác: Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi có thể hiển thị trên X-quang ngực.

- Suy tim sung huyết: Triệu chứng suy tim sung huyết hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.

3. Bụng

Dị vật bị nuốt: Nếu trẻ nhỏ không may nuốt phải vật gì đó, phim chụp X-quang sẽ cho biết vị trí của vật đó.

Quy trình chụp X-quang

Một lần chụp Xquang chỉ diễn ra trong vài phút. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị kỹ trước, trong và sau khi chụp để quá trình chụp đạt được kết quả tối ưu.

1. Trước khi chụp

- Mặc áo rộng của bệnh viện, đồng thời loại bỏ đồ trang sức hoặc vật dụng bằng kim loại khỏi cơ thể.

- Nếu trong người bạn mang thiết bị y tế bằng kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước đó (như ốc tai điện tử, van tim nhân tạo, khớp nhân tạo, máy tạo nhịp tim…), hãy nói với bác sĩ để tìm hướng xử lý. Bởi lẽ, những thiết bị này có thể chặn tia X đi qua cơ thể bạn và tạo ra hình ảnh trên phim X-quang không chính xác.

2. Trong khi chụp

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, kỹ thuật viên X-quang sẽ cho bạn biết cách định vị cơ thể để tạo ra hình ảnh rõ ràng. Họ có thể yêu cầu bạn nằm, ngồi hoặc đứng ở một số tư thế trong quá trình kiểm tra. Dù ở tư thế nào, bạn cũng phải giữ cơ thể bất động trong lúc chụp để phim chụp cho ra hình ảnh rõ ràng nhất. Buổi chụp sẽ kết thúc ngay khi kỹ thuật viên X-quang cảm thấy hài lòng với hình ảnh thu thập được.

3. Sau khi chụp

Nhận được bản chụp X-quang, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định bạn thực hiện các chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần. Ví dụ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp CT, MRI, làm xét nghiệm máu hoặc tiến hành các chẩn đoán lâm sàng khác.

Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

- Tăng nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tiếp xúc với bức xạ cường độ mạnh quá nhiều làm tăng nguy cơ ung thư.

- Không tốt cho thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hoặc có khả năng mang thai, hãy nói với bác sĩ để được chỉ định một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Bức xạ từ tia X sẽ tác động không tốt đến sức khỏe thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi.

-------

                 *=*=*=*=*=*=*=*=*

----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----

Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà

🏥 Số 18, ngõ 22, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

📞 0837 38 26 28 - 0846 36 38 38

🌏 https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/

🌐 phongkhamdakhoahonghoang.com

📧 phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com

🕰Mùa hè buổi sáng: làm việc từ 6h30 - 11h

⏳Mùa hè buổi chiều: làm việc từ 14h - 17h30

🌺 Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

🍀 Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?