alt

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

  Thứ Tue, 23/01/2024

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nếu không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm như: suy thận, suy tim, tổn thương võng mạc, cắt bỏ bàn chân,… Để sống hòa bình với bệnh tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc điều trị, ăn uống kiêng cữ. 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường:

1. Biến chứng ở da

Hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm. Các biến chứng ở da có thể là những vấn đề thông thường mà tất cả mọi người đều có thể bị. Tuy nhiên, người bị tiểu đường thì dễ dàng mắc các triệu chứng đó hơn. Đó có thể là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, da vàng, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước,...

2. Biến chứng ở thận

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể. Bên trong thận là các mạch máu nhỏ, hoạt động như một bộ lọc. Chức năng của thận là loại bỏ các chất thải từ trong máu. Tuy nhiên khi mắc bệnh về thận thì các chức năng này bị hỏng. Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu.

3. Tổn thương về thần kinh

Là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra nhiều dạng bao gồm:

- Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên. Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…

- Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.

- Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…

- Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.

4. Biến chứng ở bàn chân

Bệnh nhân tiểu đường có thể có những vấn đề ở bàn chân. Các vấn đề về chân thường xảy ra khi có biến chứng tổn thương thần kinh. Nó có thể gây ngứa ran, đau (rát hoặc cảm giác như kim châm) hoặc yếu chân. Nó cũng có thể gây mất cảm giác ở bàn chân. Lưu lượng máu đến chân kém hoặc biến dạng bàn chân hoặc ngón chân cũng có thể gây ra vấn đề về bàn chân.

5. Ketoacidosis tiểu đường

Ketoacidosis tiểu đường (DKA) là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh năng lượng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, tạo ra ketone. Ketone là hóa chất mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo thành năng lượng. Cơ thể làm điều này khi nó không có đủ insulin để sử dụng glucose.

Ketoacidosis tiểu đường có thể khiến bệnh nhân hôn mê trong thời gian dài

6. Biến chứng về mắt – bệnh võng mạc

Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi mạch máu nhỏ tổn thương, phình mao mạch võng mạc (bệnh võng mạc nền) gây tăng sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thấy rõ khi bệnh tiến triển nặng bao gồm: nhìn mờ, bong thủy tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Để phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường, người bệnh phải kiểm tra võng mạc thường xuyên hàng năm. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao, ngăn ngừa mất thị lực.

7. Huyết áp cao

Khi huyết áp của bạn cao, tim bạn phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên. Thực tế huyết áp cao có thể giải quyết mà thậm chí không cần điều trị tích cực, bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tuân thủ thuốc hàng ngày được Bác sĩ kê.

8. Đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của bạn đột nhiên bị gián đoạn. Sau đó mô não bị tổn thương. Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Đột quỵ có thể gây ra các vấn đề về vận động, đau, tê và các vấn đề về khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc nói. Một số người cũng có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm sau một cơn đột quỵ.

Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý.

Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bằng cách kiểm soát đường máu, chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý, bạn có thể sống chung với nó được. Ngoài ra cần theo dõi các biến chứng và đi khám kịp thời để điều trị các biến chứng ngay từ khi mới xuất hiện.

Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển các biến chứng?

Với những nguyên nhân ở trên có thể thấy vai trò kiểm soát đường huyết rất quan trọng đối với người tiểu đường. Để kiểm soát tốt đường huyết, bạn có thể thực hiện các điều sau:

  • Nắm rõ kiến thức về tiểu đường và cách chăm sóc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế và tham khảo các kiến thức về bệnh tiểu đường từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
  • Duy trì thói quen ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh mỗi ngày.

  • Người bệnh tái khám thường xuyên, ít nhất 4 lần/năm, đồng thời chủ động theo dõi đường huyết thường xuyên, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh kiểm tra mắt, chức năng thận, tổn thương thần kinh, bệnh tim, bàn chân để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng.
  • Không hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật, chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ…
  • Để ngăn ngừa các vấn đề về chân, người bệnh lưu ý những điều sau: rửa chân hàng ngày trong nước ấm, không ngâm chân quá lâu làm khô chân, dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân bằng kem dưỡng ẩm không mùi, mang tất chân mềm thoải mái không bít chặt cổ chân, đi giày mềm, không đi chân đất. Cắt móng chân và mài nhẵn, cẩn thận không làm trầy xước da.
  • Thư giãn, ngủ đủ giấc, lạc quan giúp bạn vui vẻ sống hòa bình với bệnh tiểu đường.

Trên đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Bằng cách kiểm soát đường máu, chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý, bạn có thể sống chung với nó được. Ngoài ra cần theo dõi các biến chứng và đi khám kịp thời để điều trị các biến chứng ngay từ khi mới xuất hiện.

                       *=*=*=*=*=*=*=*=*

----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----

Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà

🏥 Số 18, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

📞 0837 38 26 28 - 0846 36 38 38

🌏 https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/

🌐 phongkhamdakhoahonghoang.com

📧 phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com

🌺 Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

🍀 Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?