Các bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông
1. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông. Sốt xuất huyết là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Virus thường được lây nhiễm từ người sang người thông qua vật chủ trung gian đó là muỗi vằn, mầm bệnh vào cơ thể sau 4-5 ngày sau trẻ sẽ mắc bệnh sốt xuất huyết. Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết ở trẻ bao gồm:
- Sốt cao kéo dài, có thể sốt cao tới 40 độ C.
- Đau đầu dữ dội
- Nổi mẩn
- Phát ban
- Bệnh tiến triển nặng có thể gây buồn nôn, nôn, bàn chân và bàn tay lạnh...
Phương pháp điều trị sốt xuất huyết chủ yếu điều trị triệu chứng. Bệnh sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh giao mùa nguy hiểm và có thể tiến triển nhanh thậm chí bùng phát thành dịch.
Do vậy, khi xuất hiện những triệu chứng trên, ba mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cùng với đó, khi thời điểm giao mùa cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy. Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách mặc cho trẻ quần áo dài tay, nằm ngủ màn và bôi kem xua muỗi cũng như các biện pháp được chỉ đạo bởi chính quyền địa phương.
2. Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan, gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus và Enterovirus. Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua nhiều con đường khác nhau đặc biệt là đường tiêu hóa hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết như phân, nước bọt, bọng nước, dịch mũi họng,...Những dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng ở trẻ bao gồm:
- Nổi bọng nước trên da
- Loét niêm mạc miệng
- Tiến triển nặng: khó thở, nôn trớ và co giật.
Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim,... thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Những phương pháp điều trị tay chân miện hiện này giúp làm giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Do vậy, khi có dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay chưa có vaccin phòng ngừa tay chân miệng, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là hạn chế tiếp xúc với người bệnh và rửa tay bằng xà phòng đúng cách.
3. Hen suyễn (hen phế quản)
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản, là một trong những bệnh lý mạn tính đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Tại Việt Nam, có khoảng 8-10% trẻ mắc bệnh hen suyễn và thường gia tăng trong thời điểm giao mùa. Triệu chứng đặc trưng của hen phế quản đó là xuất hiện các cơn ho khò khè kéo dài và có thể tái phát nhiều lần. Những cơn ho có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, đặc biệt trẻ có thể ho dữ dỗi dẫn tới khó thở.
Phương pháp điều trị hen phế quản ở trẻ em chủ yếu nhằm cắt cơn hen và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi và nhận biết sớm các triệu chứng hen phế quản ở trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc và sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và thuốc lá. Bổ sung chất dinh dưỡng đúng cách, hạn chế cho trẻ những thực phẩm làm tăng cơn hen ở những trẻ có tiền sử hen phế quản. Đặc biệt, vào mùa đông cần giữ ấm cơ thể trẻ và tiêm vaccin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm.
4. Nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh lý dẫn tới tử vong ở trẻ em. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi vì nhiễm trùng hô hấp, chủ yếu là viêm phổi và viêm phế quản.
Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất đa dạng, sốt đặc biệt khi trẻ bị sốt vào mùa đông, ho, thở rít, nhịp thở nhanh, bỏ bú hoặc bỏ ăn,... Một số trẻ có thể gặp những triệu chứng khác như chướng bụng, nôn, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc,...
Phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiện tại nhằm giảm tối đa triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Những biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, bổ sung đầy đủ các loại chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt tiêm ngừa vaccin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được bệnh nhiễm trùng hô hấp.
5. Viêm phổi
Khi trẻ bị sốt vào mùa đông có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Đây là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp ở trẻ, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau thường do nhiễm trùng phổi. Viêm phổi làm cho các tổ chức tại phổi bị viêm và ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của phổi. Viêm phổi cũng chính là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi đó là thở nhanh, sốt, ho, ngạt mũi, đau bụng, nôn ói,...
Đối với những trường hợp trẻ có triệu chứng bệnh nhẹ, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên với những trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng như bỏ bú, co giật, nổi vân tím toàn thân thì cần được nhập viện ngay để được điều trị kịp thời. Cách phòng ngừa viêm phổi hiệu quả đó là tiêm vaccin đầy đủ, đúng lịch. Đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh để đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
6. Bệnh sởi
Bệnh sởi do virus gây ra và lây qua đường hô hấp nên rất dễ bùng phát thành dịch. Những triệu chứng đặc chưng của bệnh sởi đó là sốt, sổ mũi, phát ban, ho khan, viêm kết mạc,... Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nặng và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, khô loét giác mạc mắt,...
Phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ đó là cho trẻ nghỉ ngơi nơi thông thoáng có đủ ánh sáng và vệ sinh răng miệng đầy đủ. Bên cạnh đó, bù nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của trẻ. Lưu ý cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn dạng lỏng dễ tiêu. Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng như ho nhiều, khó thở, ban lặn nhưng vẫn sốt thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. Tốc độ lây lan bệnh sởi rất nhanh do vậy tiêm vaccin phòng ngừa đúng lịch và đủ mũi theo phác đồ là biện pháp phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ và cộng đồng.
Tóm lại, khi vào mùa đông thời tiết thay đổi tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn và virus phát triển nên trẻ rất dễ mắc bệnh. Những bệnh này có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tiển triển nặng có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả, giữ ấm thân nhiệt trẻ vào mùa đông.
Phòng khám đa khoa Hồng Hoàng thăm khám sức khỏe cho các bệnh nhi với các bác sĩ chuyên khoa, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
-------
*=*=*=*=*=*=*=*=*
----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----
Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà
Số 18, ngõ 22, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh
0837 38 26 28 - 0846 36 38 38
https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/
phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com
Mùa đông buổi sáng: 7h - 11h30
Mùa đông buổi chiều: 13h30 - 17h
Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần