1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở dân văn phòng
Ngồi sai tư thế
Ngồi nhiều hàng giờ, không đứng dậy đi lại
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngồi gây áp lực lên cột sống của bạn nhiều hơn khi đứng. Mọi người đều có xu hướng cúi người về phía trước khi họ ngồi làm việc. Chính điều này làm căng các dây chằng quanh cột sống, làm tăng khả năng thoát vị đĩa đệm.
Để giúp bảo vệ đĩa đệm và cột sống của bạn khi ngồi, hãy lưu ý những chi tiết sau trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày nhé:
- Giữ lưng thẳng tựa vào ghế, đầu và vai nên thẳng với cột sống.
- Giữ đầu gối ngang với hông hoặc có thể cao hơn 1 chút.
- Giữ bàn chân phẳng trên sàn, nếu bạn không chạm được sàn thì nên tìm một chỗ để kê chân thoải mái.
- Bạn nên vận động thường xuyên. Hãy rời khỏi ghế và di chuyển mỗi 20 - 30 phút. Bạn có thể đi dạo, thư giãn hoặc đứng lên và thực hiện vài động tác nhỏ trong ít phút.
Thói quen nằm ngủ trên ghế vào buổi trưa, ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ sai liên quan đến các triệu chứng đau lưng kéo dài. Để giảm nguy cơ đau lưng và thoát vị đĩa đệm thắt lưng bạn nên tránh nằm sấp. Khi nằm nghiêng, bạn hãy thử đặt gối giữa 2 chân và đổi bên để giảm áp lực cho cột sống.
Bên cạnh đó, áp suất trong đĩa đệm có thể tăng gấp đôi (hoặc hơn) qua đêm. Một nghiên cứu cho thấy sau 7 giờ ngủ, áp lực của cột sống tăng lên đến 240%. Vì vậy, đĩa đệm dễ bị thoát vị vào buổi sáng nên bạn hãy lưu ý các hoạt động vào sáng sớm.
Lối sống ít vận động
Thường xuyên hoạt động và di chuyển giúp thúc đẩy sự lưu thông máu cho toàn bộ cơ thể cũng như cho đĩa đệm cột sống của bạn.
Lái xe trong thời gian dài cũng làm gia tăng căng thẳng cho cột sống. Vì vậy, khi phải lái xe đường dài, bạn nên dừng lại vươn vai vài giờ một lần để giảm đau và giảm nguy cơ tổn thương cột sống.
Một nghiên cứu cho thấy sử dụng ghế có tựa lưng hoặc có tay vịn để hỗ trợ định hình tư thế, giúp giảm áp lực lên vùng cột sống khi ngồi lâu.
2. Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tương tự như các bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm nên được phát hiện và thăm khám kịp thời. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
- Cơn đau làm cản trở cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn.
- Các triệu chứng không cải thiện sau 4 - 6 tuần.
- Bạn bị rối loạn chức năng bàng quang hoặc ruột như đại tiểu tiện không tự chủ, khó đi tiểu ngay khi bàng quang đã căng.
- Bạn cảm thấy ngứa, tê hoặc mất sức ở cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân.
- Bạn gặp khó khăn khi đứng hoặc đi bộ.
3. Cách phòng ngừa
Để phòng ngừa, dân văn phòng cần sửa tư thế và thói quen xấu
- Tập thể dục thường xuyên.
- Nâng vác an toàn, đúng tư thế.
- Giữ tư thế đứng thẳng cho cột sống.
- Điều chỉnh tư thế ngủ.
- Nói không với hút thuốc lá.
Kết hợp tham gia khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ để:
Nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân mình
Nhận tư vấn cách thức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt về thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Phòng ngừa các các bệnh nghề nghiệp khác
Đảm bảo năng suất công việc hiệu quả
𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮̣𝐜 𝐡𝐨̂̀𝐢 𝐜𝐡𝐮̛́𝐜 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 - 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚́𝐦 đ𝐚 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐇𝐨𝐚̀𝐧𝐠
*=*=*=*=*=*=*=*=*
----PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG HOÀNG----
Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà
🏥 Số 18, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh
📞 0837 38 26 28 - 0846 36 38 38
🌏 https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/
🌐 phongkhamdakhoahonghoang.com
📧 phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com
🌺 Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
🍀 Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần