alt

Bệnh thiếu máu thalassemia - thừa sắt hay thiếu sắt???

  Thứ Sat, 01/07/2023

🍀Hầu hết các bậc phụ huynh hiện nay đều tự ý bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ mà không qua thăm khám và nghe tư vấn từ bác sỹ như: sắt, kẽm, men tiêu hóa,… Điều này là rất nguy hiểm, bởi nếu bổ sung không đúng cách các chất dinh dưỡng dẫn đến thừa hay thiếu đều gây nguy hại cho cơ thể của trẻ.

🍀 Có những phụ huynh nhìn vào kết quả xét nghiệm thấy thiếu máu sẽ nghĩ ngay rằng trẻ bị thiếu sắt và lập tức bổ sung sắt cho trẻ, nhưng điều này liệu có đúng? Có một số bệnh mặc dù xét nghiệm bị thiếu máu nhưng thực chất trẻ đang bị thừa sắt, việc bổ sung thêm sắt sẽ khiến con bị tổn thương nội tạng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Điển hình đó là bệnh Thalassemia (thiếu máu bẩm sinh).

🍀 Thời gian gần đây, phòng Nhi – Phòng khám đa khoa Hồng Hoàng đã chuyển một số bệnh nhi lên tuyến trên sau khi khám sàng lọc và xét nghiệm công thức máu thấy có những biểu hiện liên quan đến bệnh Thalassemia.

🍎Bệnh thiếu máu thalassemia là một nhóm bệnh di truyền gây ra do sự khiếm khuyết trong sự tổng hợp huyết sắc tố (Hb). Bệnh do đột biến gen lặn gây ra biến đổi cấu trúc hồng cầu dẫn đến hồng cầu dễ vỡ, hoặc không kết nối được với nhau để truyền máu đi nuôi cơ thể.

🍎 Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính và được chia thành 3 mức độ nặng, trung bình và nhẹ.

🍎 Trẻ mắc bệnh Thalassemia ở các thể đều có những biểu hiện chung như:

– Trẻ luôn có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt.

– Trẻ thở mạnh và hổn hển khi vừa hoạt động mạnh.

– Trẻ vàng da hoặc da bị xanh xao.

- Trẻ có dấu hiệu thường xuyên bị đi cà nhắc.

– Quan sát nước tiểu sẫm màu và thường không cải thiện ngay cả khi cha mẹ đã thay đổi chế độ ăn.

– Trẻ chậm phát triển

                                                                 

                                                 

🍎 Bệnh thiếu máu bẩm sinh này rất nguy hiểm. Bệnh làm giảm tuổi thọ nghiêm trọng ở người bệnh thể nặng, đối với người thể trung bình dù các biện pháp điều trị có thể duy trì tuổi thọ của người bệnh nhưng phải chấp nhận điều trị bệnh suốt đời. Những người mắc bệnh nếu phải truyền máu nhiều thì có nguy cơ biến chứng do thừa sắt trong cơ thể như xơ gan do gan nhiễm sắt...

Đối với những người mang gen hay thể nhẹ, thường không cần điều trị và thường phát triển bình thường. Nhưng cũng ảnh hưởng tới thế hệ sau nếu không sàng lọc trước hôn nhân. Bởi nếu người mang gen kết hôn với người mang gen hoặc mắc bệnh thì nguy cơ đẻ ra trẻ có thể bệnh nặng cao.

🍎 Cách chẩn đoán bệnh thalassemia

Ngoài những biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu máu thì cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:

- Xét nghiệm máu: Có thể thấy số lượng hồng cầu bình thường hoặc tăng, lượng hemoglobin giảm, hồng cầu nhỏ nhược sắc.

                                  

- Xét nghiệm sắt: Thấy tăng sắt trong máu, ferritin (sắt dự trữ) tăng.

- Điện di hemoglobin: thấy sự thay đổi trong phần trăm của hemoglobin.

- Xét nghiệm gen:

🍎 Cách điều trị bệnh thalassemia

- Truyền máu

- Thải sắt

- Cắt lách

- Ghép tế bào gốc tạo máu hay còn gọi là ghép tủy

👉👉👉Thông qua bài viết này, Phòng khám muốn nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng không nên tự ý mua thuốc hay bổ sung các chất dinh dưỡng cho con, mà cần phải đưa con đi thăm khám, kiểm tra và nghe tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa để có một chế độ chăm con đúng cách và khỏe mạnh.

👉Phòng Nhi – Phòng khám đa khoa Hồng Hoàng đồng hành cùng các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe con trẻ một cách tốt nhất.

Viết bình luận của bạn:

Đăng ký khám trực tuyến

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?