Với thời tiết như hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nấm mốc phát triển gây ra các bệnh ở trẻ nhỏ, điển hình là 4 bệnh:
- Viêm đường hô hấp trên
- Viêm tiểu phế quản cấp
- Viêm phổi
- Tiêu chảy mùa đông
Sau đây PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HỒNG HOÀNG xin giới thiệu về các bệnh này để các bậc phụ huynh được biết và có cách chữa trị kịp thời cho trẻ.
1. Viêm đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Viêm đường hô hấp trên là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa.
- Triệu chứng:
+Sốt: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
+Ho: Ho là triệu chứng xuất hiện trong hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp, thông thường ho thường xuất hiện từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm.
+Nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau cổ họng, mệt mỏi chán ăn.
+Một số trẻ em bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, có chất nhầy màu xanh ở mũi, trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.
- Cách chăm sóc trẻ:
+Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: cho trẻ ăn, bú bình thường, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày . Trong trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh có thể làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0,9%.
+Bổ sung nước: Nước rất quan trọng, phụ huynh cần bổ sung đủ nguồn nước giúp cơ thể bé mau khỏe mạnh.
+Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
+Nếu trẻ bị sốt, nên cho trẻ nằm trong phòng mát, thường xuyên lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và khám bác sĩ ngay .
Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng sau đây cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời: Bé không ăn uống được hoặc không bú sữa, trẻ khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực, trẻ sốt cao kéo dài từ 2 ngày, đây là biểu hiện của bệnh viêm phổi, cũng là biến chứng nguy hiểm của viêm đường hô hấp trên.
- Cách phòng ngừa: Tạo môi trường sống thông thoáng cho bé. Cho trẻ uống nước nhiều, giữ ấm cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
2. Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản thường do virus hợp bào hô hấp gây nên.
- Triệu chứng: ban đầu thường thấy như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau từ 3- 5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, xuất hiện thở rít. Sau đó, trẻ ho nhiều hơn kèm khò khè và có thể bị khó thở (thở nhanh hơn, thở co kéo lồng ngực). Trẻ thở khó khăn nên trẻ quấy khóc, bỏ bú, da tái và tím. Diễn biến suy hô hấp nặng, thậm chí ngừng thở nếu không kịp thời điều trị
- Cách chăm sóc trẻ:
+Hãy cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, sử dụng ống hút để hút bỏ chất nhầy. Nếu sốt cao trên 38.5 độ thì dùng hạ sốt.
+Vỗ rung lồng ngực giúp lưu thông đường thở và tống nhầy đờm ra
+Nhỏ mũi bằng nước muối để thông mũi.
+Duy trì môi trường không khói thuốc. Khói có thể làm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nặng thêm.
+Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan bệnh.
3. Viêm phổi
- Triệu chứng:
+Có thể ho nhiều hoặc ít, tiếng ho trầm nặng, ho có thể xuất hiện giữa hoặc cuối kỳ bệnh.
Nhịp thở nhanh hơn so với lúc bình thường.
+Sốt cao khoảng 38.5 độ, đối với trẻ nhỏ và trẻ có hệ miễn dịch yếu thì có thể không sốt hoặc thậm chí giảm thân nhiệt.
+Thở khó khăn, thở phập phồng cánh mũi, cơ liên sườn và hõm ức lõm vào khi hít thở.
+Môi mắt và các đầu chân tay tím tái vì thiếu oxy trong tình trạng nặng.
+Đau ngực, ôm ngực mỗi khi ho.
+Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, có thể nôn mửa, không chơi đùa, quấy phá.
+Có thể xuất hiện các cơn co giật và có thể dẫn đến tử vong.
- Cách chăm sóc trẻ: giữ ấm cơ thể, tránh để trẻ vận động nhiều, ăn uống đủ chất, đặc biệt là hỗ trợ trẻ khi bị ho. Đối với trẻ nhỏ và sơ sinh thì cần can thiệp bằng hút đờm.
Đến khám tại các cơ sở y tế, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho trẻ, khi trẻ có dấu hiệu sốt có thể sử dụng thuốc hạ sốt.
4. Tiêu chảy mùa đông
- Triệu chứng:
+Đi ngoài nhiều lần trong ngày: ít nhất 5 lần, phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua, phân có thể lẫn chất nhầy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu trên 2 tuần là bị tiêu chảy kéo dài.
+ Bé nôn trớ, ói: do virus Rota hoặc do tụ cầu. Nôn liên tục khiến trẻ dễ bị mất nước và các chất điện giải. Lúc này, trẻ sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất sự đàn hồi của da, tụt huyết áp, có thể ngất xỉu.
+Trẻ biếng ăn:
Dấu hiệu biếng ăn có thể xuất hiện trước khi bé bị tiêu chảy cấp nhiều ngày, bé chán ăn, bỏ bú.
+Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
Tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng và còi cọc
- Cách chăm bé:
+ Bù nước: bù lại lượng nước đã mất cho con bằng cách cho bé uống thêm nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì) và các loại nước trái cây để giúp bổ sung nước và tăng sức đề kháng cho trẻ.
+Chế độ ăn uống của trẻ:
Khi bé bị tiêu chảy mẹ vẫn cho bé ăn bình thường, cung cấp dinh dưỡng cho con giúp tăng cường thể lực và phục hồi tổn thương niêm mạc ruột cho trẻ. Ngoài ra, nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, lỏng như cháo loãng với thịt nạc, cà rốt, chuối,… Tránh cho con ăn thức ăn chiên rán, đồ béo, đồ ngọt, thực phẩm tái sống, nước ngọt có gas,… Khi ăn, mẹ nên chia đều thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
Trên đây là các triệu chứng và cách chăm sóc trẻ đối với các bệnh hay gặp ở trẻ em trong thời điểm hiện tại, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để có cách xử lý phù hợp, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
-----------------------------------------------------
*=*=*=*=*=*=*=*=*
----𝗣𝗛𝗢̀𝗡𝗚 𝗞𝗛𝗔́𝗠 Đ𝗔 𝗞𝗛𝗢𝗔 𝗛𝗢̂̀𝗡𝗚 𝗛𝗢𝗔̀𝗡𝗚----
Sức khỏe của mọi người - Hạnh phúc cho mọi nhà
Số 18, đường Hoàng Ngọc Phách, Thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh
0837 38 26 28 - 0846 36 38 38
https://www.facebook.com/PhongkhamdakhoaHongHoang/
phongkhamdakhoahonghoang@gmail.com
Khám BHYT từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
Khám dịch vụ tất cả các ngày trong tuần